Thứ Tư, 11 tháng 10, 2017

Mua bán cổ phiếu biến động thị phần môi giới quý III

Thị trường mua bán cổ phiếu chung chùng lại, thể hiện qua thanh khoản trung bình giảm, nhiều cổ phiếu bớt “hot” khiến tỷ lệ thị phần môi giới của các công ty chứng khoán có sự thay đổi trong quý III.
Theo công bố thị phần môi giới từ quý III/2017 từ Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM, SSI và HSC tiếp tục ở trong top đầu. Không những vậy, thị phần còn tăng thêm lần lượt 1,06% và 0,7% so với quý II. Ở vị trí thứ 3 và 4, dù tăng lên về thị phần, nhưng có sự thay đổi vị trí, VNDS lọt Top 3, còn VCSC ở vị trí thứ 4. Vị trí thứ 5 vẫn thuộc về MBS. Điều này cho thấy có sự dịch chuyển khách hàng từ các công ty chứng khoán top dưới sang các công ty chứng khoán hàng đầu.
SSI đã giữ được phong độ gia tăng thị phần liên tục trong ba quý đầu năm. Nguyên nhân được cho là vì vài năm gần đây, SSI đẩy mạnh hơn mảng khách hàng cá nhân. SSI đang chiêu mộ nhân sự giỏi, kéo theo đó là lượng khách hàng ruột của nhân sự về mở tài khoản giao dịch. Cộng thêm với đó là chính sách cho vay margin của SSI được đánh giá ổn định, sẵn sàng tài trợ cao.
Thông thường, một công ty chứng khoán muốn tăng thị phần mua bán cổ phiếu thì phải trông đợi tới 60 - 70% vào mảng khách hàng cá nhân, còn lại là khách hàng tổ chức. Trong khi đó, các khách hàng tổ chức cũng chỉ lựa chọn các công ty trong Top 5 thị phần để mở tài khoản giao dịch. Chia sẻ của một công ty chứng khoán có 100% vốn nước ngoài, nhiều khách hàng dù biết công ty mẹ của công ty này rất lớn, nguồn lực của công ty tại Việt Nam cũng tốt, nhưng công ty vẫn không thể thành công trong việc mời họ mở tài khoản.

Câu chuyện thị phần môi giới đi liền với chính sách margin không xa lạ với thị trường chứng khoán Việt Nam. Nguồn lực cho vay và độ mở của danh mục cho vay ký quỹ là yếu tố quyết định việc gia tăng giao dịch tại một công ty chứng khoán.
Theo chia sẻ của SSI, Công ty không bị căng dư nợ như các công ty khác và thậm chí còn tăng dư nợ. Cụ thể, trong tháng 9, dư nợ bình quân hơn 4.000 tỷ đồng, SSI chưa có trường hợp call margin nào.
Được biết, ở một số công ty mua bán cổ phiếu, nguồn vốn cho vay margin bị hạn chế và tốc độ đưa các sản phẩm thích hợp cho các nhà đầu tư lớn chậm hơn so với các công ty chứng khoán khác cũng khiến thị phần bị giảm theo.
Trên thị trường chứng khoán phái sinh, cả SSI và HSC đều là những công ty dẫn đầu thị phần, mỗi công ty chiếm hơn 1/3 thị phần trên thị trường mới.
Theo nguồn tin của Báo Đầu tư Chứng khoán, khả năng KIS đang trong đợt “rà soát” của công ty mẹ nên các hoạt động, dịch vụ tài chính tạm thời “cầm chừng”, lượng cung margin giảm đã ảnh hưởng ngay đến thị phần của KIS.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét